Thiết kế và thi công đường dây và trạm biến áp cấp điện áp 35kV, 100KV

Thiết kế và thi công đường dây và trạm biến áp cấp điện áp 35kV, 100KV

28/11/2020 11:47:36 AM | 18
Trạm biến áp hay còn gọi là trạm biến thế, trạm điện. Trạm biến áp là thiết bị điện từ tĩnh dùng để biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác phục vụ cho từng mục đích khác nhau.Trạm  biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất của hệ thống cung cấp điện, ứng dụng phổ biến là dùng trong điện lực
Thiết kế xây dựng trạm biến áp là hạng mục không thể thiếu đối với bất cứ khu công nghiệp, nhà máy, tòa nhà cao tầng khu dân cư nào hiện nay. Đây là phần việc quan trọng trong hệ thống điện nặng của các đơn vị thầu cơ điện. Để các đơn vị, tổ chức hình dung khái quát về việc lựa chọn, sử dụng máy/trạm biến áp sao cho phù hợp với cấp điện áp của lưới điện lực thì bài viết sau đây sẽ nói rõ về vấn đề đó

I. Đặc điểm của trạm biến áp 35KV

- Trạm biến áp 35KV là cách gọi tắt của trạm biến áp lắp trên lưới điện 35kV của điện lực. Trong đó việc chọn lựa và sử dụng các thiết bị máy biến áp, cầu dao, cầu chì tự rơi, chống sét van, tủ trung thế hoặc sứ cách điện phải lựa chọn cấp điện áp 35kV để phù hợp với lưới điện 35kV của điện lực.

- Máy biến áp sử dụng lắp trên lưới điện 35Kv của điện lực là máy 2 cấp điện áp 35(22)/0,4kV. Với loại máy này do có 2 cấp nên máy có 2 cuộn dây trung thế nên máy nặng và to hơn máy biến áp 1 cấp điện trung áp đồng thời giá thành máy đắt hơn máy biến áp 1 cấp điện trung thế.

- Việc sử dụng máy biến áp 2 cấp điện áp 35(22)/0,4KV có thuận lợi là khi nghành điện chuyển lưới điện từ cấp điện áp 35kV sang lưới điện chuẩn hóa 22kv thì chỉ việc chuyển nấc điện áp của máy biến áp từ 35KV sang nấc điện áp 22kv là máy có thể hoạt động bình thường mà chủ đầu tư không phải thay máy biến áp. 

- Do lưới điện 35KV có điện áp cao nên để đảm bảo cách điện an toàn thì máy biến áp và các thiết bị bảo vệ đóng cắt có kích thước to hơn các lưới điện có cấp điện áp thấp hơn. 

II. Đặc điểm của trạm biến áp 100KV

Thông thường lắp trạm biến áp hạ thế 3 pha 22/0.4kV 100kva thì chúng ta có các kiểu trạm khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm công trình là nhà xưởng sản xuất hay tòa nhà cao tầng, vị trí lắp đặt hoặc tùy vào ý riêng của chủ đầu tư, nhưng chủ yếu có các kiểu trạm: 

1. TRẠM BIẾN ÁP HẠ THẾ 3PHA 22/0.4Kv 100KVA KIỂU TRỤ THÉP ĐƠN THÂN 1 CỘT 

Trụ thép đơn thân là một loại trụ có cấu tạo thân bằng thép được mạ kẽm nhúng nóng có độ dầy từ 2-8mm tùy thuộc từng bộ phận trụ. Trụ bao gồm: chân đế trụ, thân trụ, bệ đỡ Máy biến áp. Trụ được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam, trụ được dùng đỡ Máy biến áp có công suất từ nhỏ đến lớn (tối đa dùng cho Máy biến áp 1000KVA).

Trụ đỡ biến thế một cột chiếm diện tích mặt bằng thấp hơn so với trạm phòng, trạm treo và trạm hợp bộ phù hợp lắp đặt cho khu đô thị tính thẩm mỹ cao. Trụ đỡ biến thế một cột được sử dụng rộng rãi tại các khu đô thị có mật độ dân cư cao, và các toà nhà có diện tích nhỏ mà vận đảm bảo an toàn vận hành cung cấp điện. Ngày nay Trạm biến áp kiểu trụ thép còn được sử dụng trong các khu công nghiệp.

* Đối với trạm biến áp 3 pha 100kVA, 22/0.4kV nếu chúng ta cần lắp theo kiểu trụ thép đơn thân thì cần có các chủng loại vật tư chính sau đây:

- Máy biến áp 3 pha 100kVA, 22/0.4kVkV loại dầu hoặc Amorphous, có các thương hiệu: Thibidi, Shihlin, Sanaky, EMC, Miền Nam, HBA,…

- Bộ trụ thép đỡ Máy Biến Áp + móng trụ, nếu muốn thẩm mỹ hơn ta nên lắp thêm nắp chụp che phần trên của máy biến áp, khi đó Máy Biến Áp sẽ được thay đầu Bushing trung thế loại thấp mới phù hợp

- Thiết bị đóng cắt trung thế: FCO hoặc LB.FCO 24kV + chì

- Chống sét LA, tiếp địa máy và đường dây

- Cáp ngầm trung thế, đối với máy 100kVA thường sử dụng cáp ngầm CXV/Sehh/DSTA/PVC 3x50mm2

- Đầu cáp ngầm ngoài trời, đầu Ebown 3x50mm2

- Cáp hạ thế

- Tủ điện tổng với MCCB 3P 175A

- Tủ bù công suất phản kháng 50kvar

- Ngoài ra để thi công hoàn chỉnh cho trạm biến áp 100kVA kiểu trụ thép đơn thân còn sử dụng một số vật tư phụ khác như: trụ BTLT đội line nếu cần, đà sắt hoặc đà composite, sứ đỡ, sứ treo, kẹp dừng dây, giáp níu,…

2. TRẠM BIẾN ÁP HẠ THẾ 3PHA 22/0.4Kv 100KVA KIỂU GHÉP 2 TRỤ BÊ TÔNG:  

Đối với trạm biến áp 3 pha 100kVA, 22/0.4kV nếu chúng ta cần lắp đơn giản kiểu 2 trụ bê tông ly tâm ghép lại thì chúng ta sẽ giảm được một phần chi phí so với trạm kiểu trụ thép, khi đó ta sẽ thay trụ thép thành 2 trụ BTLT và cần 1 bộ đà để đỡ MBA, không sử dụng nắp chụp che phần trên của MBA, cáp trung thế có thể sử dụng ngầm hoặc nổi tuy theo đặc điểm công trình.

3. TRẠM BIẾN ÁP HẠ THẾ 3PHA 22/0.4Kv 100KVA KIỂU HỢP BỘ KIOS 

Đối với trạm biến áp 3 pha 100kVA, 22/0.4kV nếu chúng ta cần lắp kiểu hợp bộ kios, so với 2 loại trạm nêu trên, nếu cùng công trình như nhau thì kiểu hợp bộ kios là tốn nhiều kinh phí nhất. Vì thường kiểu trạm hợp bộ kios được sử dụng trong các trung tâm thành phố, khu dân cư, nhà hàng khách sạn,… hoặc là các nơi mà hệ thống điện lưới quốc gia đã được ngầm hóa, nhưng được là kiểu trạm này trong đẹp mắt, thẩm mỹ, an toàn cao. Riêng trạm biến áp hợp bộ kiểu kios 100kVA chúng ta cần có các vật tư chính cơ bản sau:

* Vỏ trạm biến áp hợp bộ (kios) đ­ược chế tạo bằng tôn và sơn tĩnh điện cả hai mặt, cách nhiệt, thông gió tự nhiên hoặc c­ưỡng bức. Vỏ trạm có 3 ngăn bao gồm:

  • Khung: Chế tạo từ tôn dầy 3 mm trên máy CNC đảm bảo tính hợp lý và cứng vững.
  • Mái trạm biến áp hợp bộ (kios): Chế tạo 2 lớp từ tôn dầy 2 mm kèm theo gân tăng cứng, có lớp cách nhiệt đảm bảo trạm biến áp hợp bộ (kios) hoạt động tốt khi nhiệt độ môi tr­ường lên trên 45oC
  • Cửa: Chế tạo 2 lớp từ tôn dầy 2 mm với hệ thống bản lề chắc chắn đẳm bảo độ cứng vững và an toàn.
  • Đế trạm biến áp hợp bộ (kios): Chế tạo bằng thép I 200 đảm bảo tính cứng vững và ổn định khi di chuyển.
  • Tất cả các khoang đều đ­ược thiết kế có l­ưới chống côn trùng xâm nhập gây ra các sự cố ngắn mạch.
  • Cấp bảo vệ trạm biến áp hợp bộ (kios): Trung thế và hạ thế IP32
  • Ngăn Biến áp IP21

Ngăn trung thế trạm biến áp hợp bộ (kios):

  • Khoang trung thế gồm các tủ RMU (Ring Main Unit)
  • Điện áp: 7.2/ 12/ 24/ 35 kV; tần số: 50-60 hZ
  • Dòng định mức: 400-630A
  • Xung dòng cực đại cho phép: 12,5 đến 25 kA rms/3s:
  • Dòng điện chịu đựng: 31,5 đến 62,5A kA peak
  • Bảo vệ MBA bằng LBS+fuse hoặc các rơle chuyên dụng

Ngăn máy biến áp trạm biến áp hợp bộ (kios):

  • Công suất định mức: 160 đến 2500(kVA).
  • Điện áp thứ cấp định mức: 220/ 440(V) – Kiểu đấu dây: Dyn hoặc Yzn

Ngăn tủ hạ thế trạm biến áp hợp bộ (kios):

  • Tủ hạ thế tổng Sử dụng ACB/MCCB có dòng định mức định mức tùy chọn.
  • Phù hợp tiêu chuẩn:IEC 60947-2
  • Thiết bị đo lường: Tùy chọn
  • Tụ bù công suất

* Hệ thống cáp ngầm đấu nối.


Bài viết cùng chuyên mục

  • Thiết kế và thi công hệ thống giám sát điều khiều khiển DCS và SCADA

    Thiết kế và thi công hệ thống giám sát điều khiều khiển DCS và  SCADA cho nhà máy Thủy điện, nhiệt điện và trạm biến áp 110kV, 220KV, 500KV Đầu tư và sử dụng một cách hiệu quả các hệ thống điều khiển hiện đại sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bài viết này làm rõ bản chất và đề cập tới vấn đề ứng dụng của các hệ SCADA và DCS. Với đội ngũ kỹ sư dày dạn kinh nghiệm và máy móc, trang thiết bị chuyên nghiệp, đến nay Chúngtôi đã cung cấp các thiết bị, giải pháp và thi công lắp đặt các về hệ thống điều khiển DCS/SCADA, hệ thống bảo vệ tổ máy/sân trạm nhà máy, hệ thống tự dùng AC&DC, hệ thống biến tần điều khiển động cơ quạt khói gió, hệ thống giám sát trực tuyến tổ máy,... cho các nhà máy điện. Thiết bị chính trong các nhà máy điện do Chúng tôi cung cấp đều của các thương hiệu nổi tiếng thế ...
  • Thiết kế, thi công Hệ thống cơ điện tòa nhà M&E

    Với kinh nghiệm thi công thực tế nhiều năm, cùng đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm và nhiệt huyết. Phòng thiết kế cơ điện của chúng tôi thực hiện các dịch vụ tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát cho các dự án nhà cao tầng, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, nhà xưởng nhà hàng, biệt thự,… Chúng tôi làm gì? - Tư vấn cơ sở theo công năng yêu cầu của khách hàng (Concept design) - Tư vấn, thiết kế kỹ thuật cơ điện (technical design) - Tư vấn, thiết kế kỹ thuật thi công cơ điện (shop drawing design/ detail design) - Tư vấn ngân sách, gọi nhà thầu (Budget estimation) - Tư vấn giám sát thi công cơ điện (M&E site supervision). Tư vấn thiết kế hệ thống điện bao gồm: Thiết kế Hệ thống điện động lực trong tòa nhà. Giải pháp thiết chiếu sáng trong nhà. Giải pháp thiết chiếu sáng ngoài trời. Thiết kế Hệ thống điều khiển thông minh cho Tòa nhà. Thiết ...
  • Năng lượng mới và tái tạo

    Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời. Năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ, và hệ thống điện độc lập nông thôn. Có khoảng 16% lượng tiêu thụ điện toàn cầu từ các nguồn năng lượng tái tạo, với 10% trong tất cả năng lượng từ sinh khối truyền thống, chủ yếu được dùng để cung cấp nhiệt, và 3,4% từ thủy điện. Các nguồn năng lượng tái tạo mới (small hydro, sinh khối hiện đại, gió, mặt trời, địa nhiệt, và nhiên liệu sinh học) chiếm thêm 3% và đang phát triển nhanh chóng. Ở cấp quốc gia, có ít nhất 30 quốc gia trên thế giới đã sử ...