Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có phải xin phép không?

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có phải xin phép không?

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có phải xin phép không? Hiện nay, điện mặt trời đang là xu hướng mới được quan tâm trong thời gian gần đây, các dự án nhà máy điện mặt trời đã bắt đầu khởi công. Thủ tục lắp đặt đơn giản rất nhiều và được hỗ trợ khuyến khích từ Nhà nước.

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có phải xin phép không?
Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có phải xin phép không? 1

Hiện nay, lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới đã có hướng dẫn cụ thể theo các cơ sở chính sách:

- Đầu tiên với Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương về quy định hệ thống điện phân phối đã tạo cơ sở đầu tiên về điện mặt trời nối lưới.
- Quyết Định số 11/2017/QĐ –TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ký ngày 11/04/2017 ban hành về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời. Cột mốc chính thức trong việc hỗ trợ phát triển điện mặt trời. Quy định rõ về cơ chế “bù trừ điện năng”, quy định giá bán điện.
- Thông tư số 16/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương ký ngày 12/09/2017 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mặt trời. Hướng dẫn chi tiết về các thực hiện Quyết Định số 11, ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện, đối tượng được tham gia.
Như vậy, theo thông tư 16:
- Đối với hộ gia đình: Trích điều 2 thông tư 16: “Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan”. Vậy các cá nhân có thể tham gia phát triển điện mặt trời.
- Đối với dự án điện mặt trời mái nhà có công suất nhỏ hơn 01 MW: Chủ đầu tư đăng ký đấu nối với Công ty điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các thông tin chính: Công suất dự kiến, thông số kỹ thuật của tấm pin quang điện, thông số của bộ biến đổi điện xoay chiều.
Bên cạnh đó, EVN (Tổng công ty Điện lực Việt Nam) còn hỗ trợ lắp đặt miễn phí đồng hồ hai chiều, giúp doanh nghiệp và hộ gia đình đo đếm lượng điện sản sinh từ hệ thống điện mặt trời. Mặt khác, nếu không dùng hết lượng điện, doanh nghiệp và hộ gia đình có thể bán điện lại cho EVN với giá 2086đ/kWh.
Lưu ý, cần lựa chọn thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định của EVN thì mới được lắp đặt đồng hồ 2 chiều và ký hợp đồng mua bán điện.
Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có phải xin phép không? 2
Điện mặt trời là 1 giải pháp năng lượng tái tạo, mang lại nhiều lợi ích:
- Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vĩnh cửu, không bị cạn kiệt.
- Giải pháp kinh tế nhất, tiết kiệm nhất.
- Nâng tầm khách hàng và công trình.
- Thời gian hoàn vốn nhanh nhất từ 5-7 năm.
- Tiết kiệm chi phí tiền điện do không phải sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, đồng thời có thể bán lại cho EVN với giá 2086đ/kWh.
+ Giảm nhiệt mái nhà, tận dụng diện tích mặt bằng mái.
+ Chi phí bảo dưỡng thấp, không có chi phí vận hành.
+ Thân thiện với môi trường, không gây ra khói bụi và tiếng ồn.

Thống kê truy cập

Đang online
2
Hôm nay
2
Hôm qua
1
Tuần này
2
Tuần trước
1
Tháng này
8
Tháng trước
109
Tổng truy cập
1,272