Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn OHSAS 18001

Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn OHSAS 18001

Tư vấn OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn OHSAS 18001

Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn OHSAS 18001

Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn OHSAS 18001

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các tổ chức mong muốn loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro an tòan sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của họ. 

Các tổ chức áp dụng hệ thống OHSAS 18001 có trách nhiệm và quyền hạn được xác định rõ ràng, có các mục tiêu để cải tiến, với kết quả đo lường đựợc và phương pháp được xây dựng để đánh giá rủi ro. Điều này bao gồm theo dõi việc thiếu khả năng quản lý an toàn sức khỏe, đánh giá hoạt động và xem xét chính sách và mục tiêu.

+ Nhận diện mối nguy, kiểm soát việc xác định và đánh giá rủi ro 
+ Yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác 
+ Các chương trình OHS và Mục tiêu 
+ Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, giải trình và quyền hạn. 
+ Năng lực, đào tạo và nhận thức 
+ Giao tiếp, tham gia và tư vấn. 
+ Kiểm soát thực hiện 
+ Chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. 
+ Đo lường, giám sát và cải tiến việc thực hiện

Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 này phù hợp hơn với các tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và ISO 14001:2004, với cấu trúc các điều khoản hầu hết theo ISO 14001:2004. Ưu điểm này sẽ khuyến khích việc tích hợp các hệ thống quản lý của một tổ chức như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001..vv

Tiêu chuẩn OHSAS phiên bản 2007 nhấn mạnh các nội dung như sau: 
+ Tầm quan trọng của “sức khỏe” được đưa ra nhấn mạnh cao hơn so với “an toàn” 
+ Tập trung vào an toàn nghề nghiệp, không dẫn đến tình trạng rối loạn đối với vấn đề về tài sản, an ninh… 
+ Thuật ngữ “việc xảy ra bất ngờ” nay được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “tai nạn”. 
Kể cả những hành vi của con người, khả năng và các yêu tố con người khác đều là những nhân tố có thể đem đến các mối nguy cần nhận diện, kiểm soát xác định và đánh giá rủi ro và cuối cùng là năng lực, đào tạo và nhận thức. 
+ Một yêu cầu mới được giới thiệu đối với việc kiểm soát những người giữ trọng trách là một phần trong kế hoạch OHS. 
+ Quản lý thay đổi giờ đây được đưa ra một cách triệt để. 
+ Một điểu khoản mới “Đánh Giá việc tuân thủ” đã được đưa ra, tương ứng với ISO 14001. 
+ Những yêu cầu mới được đưa ra cho việc tham gia và tư vấn 
+ Những yêu cầu mới được giới thiệu cho viêc điều tra các tình huống có thể xảy ra 
OHSAS 18001 giờ đây được nhắc đến như một tiêu chuẩn, không còn là tiêu chí kỹ thuật, hay văn bản, như phiên bản trước đây. Điều này nói lên rằng OHSAS 18001 đã được chấp nhận như nền tảng cho các tiêu chuẩn quốc gia về các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

+ Các Định nghĩa mới được thêm vào, bao gồm các vấn đề chính như “tình huống có thể xảy ra”, “rủi ro”, “đánh giá rủi ro”, và chỉnh sửa các định nghĩa hiện tại. 
+ Thuật ngữ “rủi ro có thể vượt qua” được thay thể bởi thuật ngữ “rủi ro có thể chấp nhận” 
+ Định nghĩa về thuật ngữ ‘mối nguy’ không nhắc đến “thiệt hại về tài sản hay thiệt hại về môi trường làm việc” nữa. Giờ đây được cân nhắc như “thiệt hại” không trực tiếp đến việc quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, đó cũng là mục đích của Tiêu chuẩn OHSAS, và điều đó bao gốm cả lĩnh vực về quản lý tài sản. Thay vào đó, các mối nguy gây thiệt hại có ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải đựơc nhận diện thông qua việc đánh giá các rủi ro trong tổ chức, và được kiểm soát thông qua việc áp dụng cách biện pháp kiểm soát mối nguy thích hợp.

Đối với các bộ quy tắc thực hành như: BSCI, WRAP, SEDEX/ SMETA về tuân thủ trách nhiệm xã hội và môi trường do các tổ chức Quốc tế:

Hiệp hội Ngoại thương FTA (Foreign Trade Association)

Hiệp hội May mặc & Da giày Hoa Kỳ AAFA (American Apparel Footwear Association)

SEDEX

FTA, AAFA & SEDEX đều hướng tới mục tiêu nỗ lực xây dựng một chuỗi cung ứng toàn cầu dựa trên nền tảng chương trình chứng nhận về trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất kinh doanh trên toàn thế giới. Ngoài ra mục tiêu là để đáp ứng với các nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế ngày sâu rộng kết hợp điều kiện làm việc minh bạch để cải thiện trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu.