Chứng nhận GlobalGAP

Chứng nhận GlobalGAP

GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn GlobalGAP của mình.

Chứng nhận GlobalGAP

Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGAP là sự đảm bảo rằng thực phẩm đạt được mức độ chấp nhận được về an toàn và chất lượng, và quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, môi trường, và có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi. Nếu không có sự đảm bảo này, người sản xuất nông nghiệp có thể bị thị trường từ chối.

CÁC LĨNH VỰC GlobalGAP

GlobalGAP trồng trọt: Rau quả, Hoa và cây cảnh, Cây trồng tổng hợp, Trà, Nguyên vật liệu dùng để nhân giống, Cây hoa bia.

GlobalGAP thủy sản: Cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm.

GlobalGAP chăn nuôi: Gia súc/Cừu, Lợn, Gia cầm, Gà tây.

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG GLOBALG.A.P

Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng

Được truy xuất nguồn gốc rõ ràng

Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản

Bảo vệ môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội

Sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp,  tạo lập một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững

Sản phẩm nông nghiệp và thủy sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản...

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG GLOBALG.A.P.

GlobalGAP có 252 tiêu chuẩn, bao gồm 36 tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.[3]

Sản phẩm đạt EurepGAP là sản phẩm khi đem bán hay lưu hành trên thị trường phải bảo đảm được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc. Tất cả người sản xuất, lưu thông, phân phối đều có liên đới chịu trách nhiệm với sản phẩm của họ đối với mọi khách hàng trong và ngoài nước.

Để đạt tiêu chuẩn (hay chứng nhận) GlobalGAP, người sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; chọn giống cây trồng, vật nuôi sạch bệnh; lựa chọn vật tư sản xuất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi…) cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, những người liên quan phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.

-------------------------------------
Mời liên hệ

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ BẮC VIỆT

Chuyên tư vấn & đào tạo, cấp chứng nhận ISO 9001: 2015, ISO 14001: 2015, ISO 22000, HACCP,

OHSAS 18001, TQM, 7 Tools, ISO/ TS 16949, ISO 13485, ....

Địa chỉ: Tòa nhà C9 ngõ 7/18 Đặng Vũ Hỷ, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội.

Hotline: 0913.03.03.28

Email: info@thietkephanmem.com

Phản hồi bài viết

(5 stars)
Xin mời chọn sao...
wait image
Gửi đi