Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu - Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn chứng nhận GRS

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu - Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn chứng nhận GRS

Tư vấn GRS - Giới thiệu quy trình tư vấn và hướng dẫn đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn GRS (Global Recycled Standard)

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu - Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn chứng nhận GRS

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu. Giới thiệu quy trình tư vấn, Thủ tục đăng ký báo giá dịch vụ đào tạo, tư vấn chứng nhận GRS

I. Giới thiệu chung về dịch vụ tư vấn và những lợi ích từ hoạt động tư vấn tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS

Hoạt động đào tạo, tư vấn triển khai áp dụng tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS của VNSAD nhằm giúp cho khách hàng nắm chắc các khái niệm, thuật ngữ, các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS mà khách hàng đăng ký lựa chọn áp dụng cho tổ chức của mình. Chúng tôi với đội ngũ chuyên gia sẽ tư vấn hướng dẫn cho quý khách hàng thiết lập một hệ thống văn bản, quy trình thủ tục bao gồm đầy đủ trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đã đăng ký.

Các chuyên gia của chúng tôi sẽ kiến nghị và đưa ra các đề xuất cho mỗi khách hàng về thông tin hệ thống quản lý tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS áp dụng được xác định dựa trên bối cảnh của tổ chức; xem xét đánh giá các quá trình hoạt động, các nguồn lực của tổ chức liên quan đến việc triển khai xây dựng, thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý tái chề toàn cầu nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình.

Trong quá trình triển khai thực hiện dịch vụ, chúng tôi luôn áp dụng nguyên tắc 8D để giải quyết các vấn đề và đưa ra giải pháp tư vấn quản lý toàn diện giúp khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong hệ thống quản lý một cách nhanh chóng, thích hợp hoặc những vấn đề khó khăn hơn mà tổ chức của bạn đang gặp phải.

Ngoài ra hoạt động đào tạo, tư vấn của VNSAD giúp cho khách hàng nắm chắc các yêu cầu cơ bản các điều khoản tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS để có thể đảm bảo năng lực thực hiện áp dụng một cách hiệu lực, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và sự lãng phí đồng thời thu được những giá trị lợi ích từ việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn tái chế toàn cầu, nâng cao hiệu suất các quá trình hoạt động trong tổ chức.

II. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS - Global Recycle Standard) ban đầu được Control Union Certifications phát triển vào năm 2008 và quyền sở hữu đã được chuyển sang Textile Exchange vào ngày 1 tháng 1 năm 2011. GRS là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động xã hội và môi trường và hạn chế về hóa chất.. GRS hướng đến tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế trong sản phẩm và giảm / loại bỏ các tác hại do sản xuất tái chế.

Các mục tiêu của GRS

- Liên kết các định nghĩa trên nhiều ứng dụng

- Theo dõi và truy xuất nguyên liệu đầu vào tái chế

- Cung cấp cho khách hàng (cả thương hiệu và người tiêu dùng) một công cụ để đưa ra những quyết định sáng suốt

- Giảm thiểu tác động có hại của sản xuất tới con người và môi trường

- Đảm bảo rằng các nguyên liệu trong sản phẩm cuối cùng được tái chế và xử lý bền vững hơn

- Đổi mới cách giải quyết các vấn đề chất lượng trong việc sử dụng các vật liệu tái chế

Nội dung của tiêu chuẩn GRS

Tiêu chuẩn GRS bao gồm các phần:

A - Thông tin chung

- Định nghĩa

- Tài liệu tham khảo

- Nguyên tắc chứng nhận GRS

- Yêu cầu đối với nguyên vật liệu tái chế

- Yêu cầu của chuỗi cung ứng

B - Yêu cầu xã hội

- Chính sách xã hội

- Yêu cầu xã hội

C - Yêu cầu về môi trường

- Hệ thống quản lý môi trường

- Yêu cầu về môi trường

D- Yêu cầu về hóa chất

- Quản lý hóa chất GRS

- Các hóa chất bị hạn chế trong GRS

GRS sử dụng định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 14021 về thành phần tái chế, với sự giải thích dựa trên Hướng dẫn xanh của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (US Federal Trade Commission).

Hiện nay tiêu chuẩn tái chế toàn cầu đã ra phiên bản GRS 4.0 thay thế GRS 3.0 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2017.

III. Đối tượng & thời gian áp dụng tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS

GRS áp dụng cho các tổ chức muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm (cả thành phẩm và bán thành phẩm) cũng như để xác minh các hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất. GRS được phát triển với ngành công nghiệp dệt, tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng cho các sản phẩm từ bất kỳ ngành công nghiệp nào.

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào chứa ít nhất 20% nguyên liệu tái chế. Mỗi giai đoạn sản xuất phải được chứng nhận, bắt đầu từ giai đoạn tái chế và kết thúc ở người bán cuối cùng trong giao dịch kinh doanh cuối cùng. 

Tổ chức cần xác định bổ sung các yêu cầu của khách hàng, đối tác và sản phẩm, dịch vụ của mình trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng toàn cầu, kể cả các yêu cầu của pháp luật.

Thời gian áp dụng tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS phụ thuộc vào loại hình, quy mô, mức độ phức tạp hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp của tổ chức. Tổ chức cần xác định trong khoảng thời gian hợp lý đủ để hệ thống quản lý chất lượng áp dụng được kiểm tra, đánh giá phù hợp và đáp ứng với các yêu cầu.

IV. Các nội dung cần chuẩn bị từ khách hàng đối với hoạt động tư vấn GRS

1. Chỉ định người đầu mối phụ trách công tác liên hệ, triển khai GRS tại đơn vị.

2. Sắp xếp thời gian, nguồn lực cần thiết phối hợp trong các đợt làm việc của đoàn chuyên gia VNSAD.

3. Phân công trách nhiệm các nhân sự thực hiện dự thảo, xây dựng hệ thống văn bản và thực hiện áp dụng.

4. Cải thiện một số điều kiện cơ sở hạ tầng nhà máy nhằm nâng cao hiệu suất quá trình, giảm thiểu các rủi ro.

5. Phối hợp hiệu quả và tương tác thường xuyên với văn phòng VNSAD để đảm bảo đáp ứng tiến độ đề ra.

V. Quy trình tư vấn GRS

1. Xác nhận thông tin khách hàng: địa điểm, quy mô, phạm vi áp dụng.

2. Đánh giá điều kiện và bối cảnh của tổ chức (có thể thực hiện tại cơ sở khách hàng).

3. Tiến hành khóa đào tạo nhận thức tiêu chuẩn GRS, đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn GRS.

4. Hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản quy trình, hướng dẫn thực hiện GRS.

5. Hướng dẫn thực hiện áp dụng hệ thống văn bản quy trình và cách thức duy trì văn bản hồ sơ kết quả thực hiện.

6. Hướng dẫn đánh giá nội bộ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 19011, cách thức lập báo cáo phát hiện đánh giá.

7. Hướng dẫn biện pháp hành động khắc phục, phòng ngừa và giải quyết rủi ro.

8. Hướng dẫn hoàn thiện hệ thống văn bản chuẩn bị cho hoạt động đánh giá chứng nhận.

9. Đánh giá chứng nhận, hành động khắc phục sau chứng nhận và nhận giấy chứng chỉ GRS.

-------------------------------------
Mời liên hệ

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ BẮC VIỆT

Chuyên tư vấn & đào tạo, cấp chứng nhận ISO 9001: 2015, ISO 14001: 2015, ISO 22000, HACCP,

OHSAS 18001, TQM, 7 Tools, ISO/ TS 16949, ISO 13485, ....

Địa chỉ: Tòa nhà C9 ngõ 7/18 Đặng Vũ Hỷ, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội.

Hotline: 0913.03.03.28

Email: info@thietkephanmem.com

Phản hồi bài viết

(5 stars)
Xin mời chọn sao...
wait image
Gửi đi